Đột quỵ - Căn bệnh của thời đại

Đột quỵ được ví như "sát thủ giấu mặt", là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.

Mỗi năm Thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới. Trong đó, hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15 – 49 tuổi. Số người tử vong do đột quỵ lên tới 6,5 triệu ca/ năm. Tính theo tỷ lệ này, Việt Nam với d ân số 100 triệu, số ca đột quỵ tại Việt Nam khoảng trên 200.000 ca mỗi năm.


Đột quỵ được ví như "sát thủ giấu mặt", là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch nhưng đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật. Nếu trước đây đột quỵ thường gặp ở người lớn tuổi thì nay bệnh nhân của căn bệnh này dần dần trẻ hóa.


Bởi vậy, chúng ta cần tầm soát đột quỵ để qua đó có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đột quỵ.

Những trường hợp cần tầm soát đột quỵ: 


1. Người từng bị đột quỵ được xem là đối tượng hàng đầu nên tầm soát đột quỵ. Tuy nhiên có những quan điểm hết sức sai lầm, khi cho rằng “từng bị đột quỵ rồi thì tầm soát làm gì?”. Bởi, theo thống kê, người có tiền sử từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tái phát đột quỵ cao hơn nhiều so với người bình thường.


2. Những người có triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua: tê yếu tay chân thoáng qua, nói khó, nói ngọng thoáng qua, ngất xỉu mất ý thức thoáng qua sau đó phục hồi, tự nhiên co giật động kinh mất ý thức, đau đầu kéo dài kèm sụp mi, mờ mắt, đau đầu đột ngột dữ dội, nôn ói…


3. Những người bị tăng huyết áp, tiểu đường nhiều năm, có tiền sử bệnh lý tim mạch, béo phì, uống rượu lâu năm.


4. Có quan hệ gia đình có tiền căn đột quỵ như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột; những người hút thuốc lá lâu năm.

Bao lâu tầm soát đột quỵ một lần?


Thời gian tầm soát đột quỵ tùy theo mỗi cá nhân. Nếu kết quả chụp mạch máu não phát hiện hẹp hay phình thì cần theo dõi định kỳ, còn nếu bình thường thì sau 3 năm hoặc với người dưới 50 tuổi thì sau 5 năm mới cần tái khám.

TOP