Miễn dịch tự nhiên (MDTN) hay miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền trong các cá thể cùng một loài. Khả năng này có ngay từ lúc mới sinh và không cần phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với các yếu tố lạ.
MDTN đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt vi sinh vật trước khi chúng kịp nhân lên trong cơ thể, nhờ đó mà hệ miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình thành.
Gọi là miễn dịch không đặc hiệu do đáp ứng miễn dịch với tất cả kháng nguyên là như nhau.
Sốt:thân nhiệt người luôn ở mức ổn định 37oC, sốt là sự tăng thân nhiệt, là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Sốt làm tăng tốc độ phản ứng enzym phân hủy vi sinh vật, làm tăng hoạt động của Interferon, giảm nồng độ sắt tự do trong máu.
Viêm không đặc hiệu: phản ứng viêm được tạo thành nhằm khu trú các vi sinh vật mới xâm nhập vào một nơi, không cho chúng lan rộng và tiêu diệt chúng. Hiện tượng này có bốn triệu chứng điển hình: sưng, nóng, đỏ, đau. Như vậy, về cơ bản, phản ứng viêm là có lợi, nó chỉ gây hại khi phản ứng quá mức gây nhiễm toan, rối loạn thăng bằng nước – điện giải.
Miễn dịch thu được hay miễn dịch đặc hiệu (MDĐH) (Specific immunity) là trạng thái miễn dịch xuất hiện khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên (đưa vào chủ động như tiêm chủng hay tiếp xúc với ngẫu nhiên như bị mắc sởi rồi sau đó cơ thể tự sinh ra kháng thể). MDĐH có thể có khi được truyền kháng thể hoặc các tế bào miễn dịch.
Đặc điểm cơ bản của đáp ứng MDĐH là: Tính đặc hiệu / Phân biệt lạ - quen / Tính đa dạng / Trí nhớ miễn dịch / Điều hòa miễn dịch.
Trong đáp ứng MDĐH xảy ra phản ứng Viêm Đặc hiệu khi cơ thể đã tiếp xúc với kháng nguyên và đã có kháng thể dịch thể hoặc kháng thể tế bào. Sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể đặc hiệu khởi phát phản ứng viêm gồm 4 triệu trứng: Sưng, nóng, đỏ đau.
Tác dụng miễn dịch của thuốc đông y
Theo quan điểm của Đông y: hai nguyên tắc điều trị lớn của đông y là Phù chính và Trừ tà, có sự tương quan mật thiết với miễn dịch trị liệu.
Chính hư lấy phù chính là chủ; Tà thực lấy trừ tà là chủ. Phù chính là nâng cao sức đề kháng, trừ tà là đuổi tác nhân gây bệnh. Thông qua tác dụng Phù chính với Trừ tà để điều hòa sự ổn định và tăng cường chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể đạt được mục đích bài trừ tà và khống chế bệnh tà.
Hư chứng: là chỉ chính khí bất túc, cơ thể phản ứng miễn dịch quá mạnh, cũng có thể chức năng miễn dịch của cơ thể quá suy giảm mà mất đi phản ứng miễn dịch với kháng nguyên làm giảm khả năng chống bệnh. Trong nhiều trường hợp, phần lớn phải dùng thuốc phù chính để điều trị. Thuốc phù chính phần lớn có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
Thực chứng: là chỉ tà khí hữu dư (có nhiều) nên phải dùng phương pháp trừ tà để điều trị, tức là trừ khử bệnh, khôi phục lại sự cân bằng của cơ thể để đạt được hiệu quả điều trị; dùng nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, thuốc hoạt huyết hóa ứ, thuốc sơ phong trừ thấp, các thuốc này phần lớn có tác dụng ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể hoặc là vừa ức chế vừa hỗ trợ; Tức là ngoài ức chế miễn dịch còn có tác dụng tăng cường miễn dịch nên được xếp vào nhóm thuốc điều tiết miễn dịch, đồng thời cũng có tác dụng điều hòa âm-dương theo Y lý Đông y.
Một số vị thuốc Phù chính - Trừ tà thường được dùng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết khử ứ như: Hoàng kỳ, Kim ngân hoa, Bạch truật, Liên kiều, Hoàng cầm, Hà thủ ô, Ngũ gia bì... Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị khác trong bài thuốc.
Thành phần:
Dịch chiết tổng hợp từ: Hoàng kỳ, Hoàng cầm, Bạch truật, Kim ngân hoa, Liên kiều. Phụ liệu vừa đủ.
Cơ chế tác dụng:
Hoàng kỳ:Theo tài liệu cổ, vào 2 kinh Phế và Tỳ; có tác dụng bổ khí, thăng dương, phát hãn, lợi tiểu, giải độc, tả phế và tâm hỏa, vững vàng phần biểu vệ.
Hoàng kỳ dùng sống để chữa bệnh đái tháo đường, đái đục, đái buốt, phù thũng, viêm thận mãn tính, albumin niệu, lở loét, phong thấp, đau xương. Dạng tẩm mật sao (chích hoàng kỳ) chữa suy nhược cơ thể, ra nhiều mồ hôi.
Hoàng kỳ được dùng với vai trò vị thuốc chủ yếu trong nhiều bài thuốc theo các cách bào chế khác nhau để chữa bệnh như: chữa suy nhược toàn thân, nhũn não, sa đáy dạ dày, sa trực tràng, phòng ngừa cảm mạo; chữa viêm mũi dị ứng; chữa ho, viêm phế quản; chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim); thuốc bổ huyết; chữa viêm thận, chữa phì đại tiền liệt tuyến, trị đau nhức xương khớp; chữa mụn nhọt lở loét lâu ngày không khỏi, lupus ban đỏ…
Hoàng kỳ có chức năng điều tiết miễn dịch. Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới; uống nước sắc hoàng kỳ thì IgM, IgE, cMAP trong máu tăng rõ rệt, có khả năng làm tăng sinh tế bào tương của lách, thúc đẩy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch dịch thể. Hoàng kỳ không những làm tăng cường miễn dịch mà còn có tác dụng điều tiết 2 chiều; có thể coi Hoàng kỳ như một vị thuốc điều tiết miễn dịch (Trung Dược học).
Hoàng cầm(Radix Scutellariae)
Hoàng cầm vị đắng, tính lạnh, vào 5 kinh tâm, can, phế, đởm và đại tràng. Có tác dụng táo thấp, cầm máu, an thai.
Hoàng cầm chữa sốt cao kéo dài, cảm mạo, phế nhiệt, ho, lỵ, đái nhắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu chảy ra máu, băng huyết, vàng da, động thai.
Trong y học Trung Hoa, Hoàng cầm được dùng làm thuốc bổ, an thần, chống co giật, hạ sốt, trị rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương; động kinh, mất ngủ, co giật. Hoàng cầm chữa bệnh tim, đặc biệt viêm cơ tim; thấp khớp cấp; dùng hạ sốt và làm dịu trong viêm phổi, viêm phế quản; trị giun, lỵ và dự phòng bệnh dại.
Kết quả nghiên cứu hóa thực vật và dược lý lâm sàng cho biết hoàng cầm chứa ≥ 31 chất flavonoid và các dẫn xuất của chúng; đại diện cho nhóm chất này là Baicalin, Wogonin (scutelarin) – là những chất có hoạt tính chống oxy hóa cao và có nhiều tác dụng sinh dược học giá trị. Đây là vị thuốc có nhiều tiềm năng sử dụng để bảo vệ sức khỏe.
Bạch truật(Rhizoma Atractylodis macrocephalae)
Bạch truật có vị đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm; có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy, an thai, giải độc.
Bạch truật được coi là vị thuốc bổ dưỡng cơ thể, dùng điều trị đau dạ dày, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính, an thai (nếu có thai mà bị đau bụng), ốm ngén, nôn ọe, chữa sốt ra mồ hôi, phù thũng. Dùng chữa bệnh đường tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi người, ho nhiều đờm. Dùng ngoài có tác dụng diệt nấm.
Bạch truật đóng vai trò vị thuốc chủ yếu trong một số bài thuốc chữa: thuốc bổ và chữa đi ngoài lỏng, chữa sỏi mật, khó tiêu, mất trương lực và sa dạ dày, chữa viêm gan nhiễm trùng, chữa viêm dây thần kinh vùng thắt lưng, đái dầm ở người cao tuổi, chữa đái tháo đường, chữa viêm dạ dày cấp và mãn tính …
Hoa kim ngân(Flos Lonicerae)
Bộ phận dùng là hoa sắp nở và hoa mới nở, đã phơi sấy khô.
Hoa kim ngân vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc; vào 4 kinh Tâm, phế, vị , tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, sát trùng, chữa cảm cúm.
Theo kinh nghiệm nhân dân, kim ngân (hoa, lá, cành) thường dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để chữa mụn nhọt, mề đay dị ứng, viêm mũi dị ứng, hạ sốt, lợi tiểu, cải thiện chuyển hóa chất béo trong bệnh tăng lipid máu; có mặt trong nhiều bài thuốc chống viêm điển hình, chữa các bệnh: cảm cúm, sởi, viêm phổi; dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt; viêm gan virut và viêm gan mãn; chữa viêm cầu thận cấp; viêm khớp dạng thấp, sốt xuất huyết, viêm bạch mạch cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm phần phụ cấp, co giật ở trẻ em, viêm màng tiếp hợp cấp.
Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và các thành phần khác. Flavonoid là một thành phần hoạt chất cơ bản của hoa kim ngân, gồm có Luteolin, luteolin-7-glucozid, lonicerin, loniceraflavon và các dẫn xuất khác. Hoa chứa axit clorogenic với hàm lượng khá cao (⁓ 6%) cùng những dẫn xuất của nó; đây cũng là thành phần có nhiều hoạt tính sinh học giá trị.
Liên kiều(Fructus Forsythiae)
Thành phần hóa học của liên kiều có nhiều chất thuộc nhóm lignan, alcol, tinh dầu, acid oleanolic và acid ursolic
Liên kiều vào các kinh Tâm, can, đởm. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu thũng.
Liêu kiều được dùng chữa phong nhiệt, cảm sốt, sưng họng, mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, tràng nhạc, lao thận, viêm thận cấp, tiểu tiện khó, rối loạn kinh nguyệt, chữa mao mạch dễ bị vỡ.
Nghiên cứu về dược lý lâm sàng cho biết: liên kiều có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut, kháng nấm candida albicans, hạ sốt, chống nôn; tác dụng đối với tim mạch, giúp hạ huyết áp và cường tim nhẹ; giảm sự tăng cao của men transaminase khi gan bị tổn thương.
Công dụng
Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ và đề kháng, giảm mệt mỏi cho cơ thể.
Đối tượng sử dụng
Người sức khoẻ kém, gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Cách dùng
Người lớn: 2,5 ml/lần x 2 lần/ngày.
- Khi dùng pha 2,5 ml sản phẩm với 30 ml nước ấm. Uống trước các bữa ăn ≥ 30 phút hoặc sau ăn ≥ 90 phút.
- Các lần uống nên cách nhau ≥ 5 tiếng.
Trẻ em >2 tuổi: dùng ½ liều người lớn (tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ).
Chú ý:
- Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
- Phụ nữ có thai, người đang sử dụng thuốc, điều trị bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Miễn dịch (Immunity) là khả năng cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ. Hệ thống miễn dịch hoạt động như một cơ chế bảo vệ để kiểm soát vi khuẩn và virus, bằng cách ngăn ngừa nhiễm trùng mới hoặc chống lại các bệnh hiện tại.
Miễn dịch tự nhiên (MDTN) hay miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền trong các cá thể cùng một loài. Khả năng này có ngay từ lúc mới sinh và không cần phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với các yếu tố lạ.
MDTN đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập và tiêu diệt vi sinh vật trước khi chúng kịp nhân lên trong cơ thể, nhờ đó mà hệ miễn dịch đặc hiệu có đủ thời gian hình thành.
Nhãn hàng Alba Bio xin ra mắt sản phẩm Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ và đề kháng, giảm mệt mỏi SENCI IMUNO - được bào chế từ 5 dược liệu: Hoàng kỳ, Hoàng cầm, Hoa kim ngân, Bạch truật, Liên kiều là những dược liệu đã được nghiên cứu về tác dụng dược lý. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học liên quan đến các dược liệu trên cho biết chúng rất đa dạng về thành phần các hoạt chất và hoạt tính sinh học; đặc biệt giàu các chất chống oxy hóa tự nhiên; có tác dụng tăng cường và điều tiết miễn dịch trên cơ sở nghiên cứu của khoa học hiện đại.